Trong quá trình sản xuất công nghiệp, việc nâng hạ và di chuyển hàng hóa là công đoạn vô cùng quan trọng. Cổng trục đã trở thành “cánh tay sắt” mạnh mẽ, nâng đỡ và di chuyển hàng hóa một cách dễ dàng. Vậy cổng trục là gì, bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu khái niệm, cấu tạo và ứng dụng của thiết bị nâng hạ này chi tiết.
Tìm hiểu cổng trục là gì?
Cổng trục là thiết bị nâng hạ được sử dụng rộng rãi để nâng hạ và di chuyển các vật liệu trong nhà máy. Đây là một biến thể của cầu trục và di chuyển trên ray đặt trên mặt nền bê tông.
Thiết bị nâng hạ có hình dáng giống như chiếc cổng ra vào, với hai chân đứng và xà ngang vắt qua. Thiết bị này có khả năng hoạt động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển và khẩu độ cần.
Cấu tạo của cổng trục
Thiết bị này là hệ thống nâng hạ phức tạp nhưng về cơ bản bao gồm những thành phần chính sau:
Kết cấu thép
- Dầm chính: có kết cấu bằng thép, là bộ phận chịu lực chính. Dầm chính có thể là đầm đơn hoặc dầm đôi, tùy thuộc vào tải trọng làm việc.
- Chân trụ: Là phần đỡ chính của toàn bộ hệ thống và có dạng chữ A hoặc chữ I.
- Dầm biên: Nối chân trụ với dầm chính và giúp tăng cường độ cứng cho toàn bộ kết cấu.
Hệ thống nâng hạ
- Palang: Bao gồm các ròng rọc, xích hoặc cán thép, động cơ và hộp số.
- Cần trục: Dùng để nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong phạm vi làm việc của palang.
Hệ thống điện
- Hệ thống điều khiển: Bao gồm công tắc, nút bấm để điều khiển các hoạt động của cổng trục.
- Hệ thống cấp điện: Cung cấp điện cho các thiết bị.
Ngoài các bộ phận chính kể trên, cổng trục còn được trang bị thêm các bộ phận đảm bảo an toàn thiết bị nâng hạ như công tắc hành trình, bộ giới hạn tải trọng, và hệ thống phanh khẩn cấp để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
Phân loại cổng trục theo cấu tạo
Cấu tạo của thiết bị có thể khác nhau tùy thuộc vào sản xuất và mục đích sử dụng. Theo đó, phân loại theo cấu tạo gồm có:
Cổng trục dầm đơn
Cổng trục dầm đơn liên kết với với hai chân đỡ, là thiết bị có một dầm chính. Thiết bị thường có kết cấu khung đỡ dạng chữ A và được đặt trên kết cấu dầm biên.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người ta có thể lắp đặt palang cáp điện hoặc palang xích điện. Tải trọng, chiều cao nâng hạ và khẩu độ cũng thay đổi theo nhu cầu sử dụng.
Cổng trục dầm đôi
Cổng trục dầm đôi là hệ thống thiết bị có kết cấu bao gồm hai dầm chính được đặt song song với nhau, di chuyển nhờ hệ thống ray đặt dưới mặt đất. Thiết bị này thường có kết cấu dạng khung đỡ dạng chữ A.
Thiết bị nâng hạ này được lắp đặt và sử dụng tại các bãi tập kết nâng hạ hàng hóa có tải trọng lớn.
Cổng trục chân dê
Cổng trục chân dê có nhiều tên gọi khác nhau như cầu trục thủy điện, cầu trục chân dê, cổng chân dê, cẩu chân dê… thường được sử dụng tại các nhà máy thủy điện. Người ta lắp đặt thiết bị này để nâng hạ các cửa van nhà máy thủy điện, đập xả nước, lưới chắn rác hoặc gầu để vớt rác…
Toàn bộ hệ thống cẩu chân dê được chạy trên ray đặt phía dưới mặt đất. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, cẩu chân dê được gắn các thiết bị hạn chế nâng và di chuyển.
Cổng trục đẩy tay
Cổng trục đẩy tay hay còn gọi là cổng trục di động thường được sử dụng trong nhà xưởng, siêu thị, xưởng sản xuất… Thiết bị này có thể đẩy thẳng hoặc quay nhẹ nhờ bánh xe di chuyển để tự lựa hướng.
Thiết bị này giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn có thể nâng hạ hàng hóa thuận lợi. Thông thường, thiết bị này được giới hạn từ 1-4 tấn trở về, tùy vào nhu cầu sử dụng.
Cổng trục chữ A
Cổng trục chữ A được thiết kế do hình dạng bên ngoài của thiết bị. Với hai chân nằm đối xứng nhau và tạo ra một góc 30 độ theo hình chữ A. Mỗi bên có hai chân giúp phân tán trọng lượng của vật nặng trong quá trình thiết bị hoạt động.
Cổng trục bánh lốp
Thiết bị được gắn các bánh xe nhằm di chuyển dễ dàng. Thiết bị nâng hạ này có độ linh động, tải trọng hàng hóa có khối lượng lớn.
Cổng trục bánh xích
Cổng trục bánh xích là biến thể của cổng hệ thống, thay vì sử dụng bánh lốp để di chuyển trên đường ray, nó sử dụng hệ thống bánh xích.
Vì vậy, thiết bị có những ưu điểm vượt trội so với các thiết bị khác, đặc biệt trong điều kiện làm việc khắc nghiệt hoặc trên địa hình không bằng phẳng.
Ứng dụng của cổng trục
Đây là thiết bị không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, hỗ trợ con người trong nhiều công việc.
Trong công nghiệp
- Nâng hạ vật liệu thô, thành phẩm trong các nhà máy sản xuất.
- Di chuyển các thiết bị máy móc lớn trong quá trình lắp ráp, bảo trì.
- Xếp dỡ các thành phẩm vào kho.
Trong xây dựng
- Cổng trục được sử dụng trong xây dựng các công trình và di chuyển các vật liệu, thiết bị xây dựng.
- Lắp ráp các kết cấu cột nhà, mái nhà, dầm cầu.
Trong logistics
- Sử dụng trong các kho để di chuyển, xếp dỡ các hàng hóa nặng.
Kết luận
Với những ưu điểm vượt trội, cổng trục đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các ngành công nghiệp hiện đại. Nhờ đó, quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn và nâng cao năng suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nếu còn các thông tin cần tìm hiểu về thiết bị nâng hạ, ví dụ như quy trình kiểm tra chất lượng, vui lòng tham khảo thêm bài viết: https://thietbinangha.net/thiet-bi-nang-ha-co-kiem-tra-chat-luong-khong/