Trong ngành công nghiệp hiện đại, xe nâng đóng vai trò không thể thiếu trong việc vận chuyển và sắp xếp hàng hóa. Và để đảm bảo an toàn cho người vận hành, hàng hóa và những người xung quanh, tổng phanh xe nâng góp phần lớn trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống phanh trong suốt quá trình xe nâng hoạt động. Vậy tổng phanh là gì? Nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tổng phanh xe nâng là gì?
Tổng phanh xe nâng, hay còn gọi là xylanh phanh chính hoặc heo thắng cái. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và kiểm soát lực phanh đến các bánh xe.

Khi người vận hành tác động lên bàn đạp phanh xe nâng điện, tổng phanh sẽ chuyển đổi lực cơ học này thành áp suất thủy lực. Áp suất này sau đó được truyền đến các xylanh phanh phụ ở mỗi bánh xe. Tại đây, áp suất thủy lực sẽ tác động lên guốc phanh hoặc má phanh, ép chúng sát vào tang trống phanh hoặc đĩa phanh, từ đó giảm tốc độ hoặc dừng xe nâng một cách an toàn và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tài liệu sửa chữa xe nâng – cẩm nang hướng dẫn chi tiết
Cấu tạo chi tiết cấu tạo tổng phanh xe nâng
Tổng phanh, hay còn gọi là xi lanh phanh chính, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh của xe nâng. Nó có cấu tạo khá phức tạp, nhưng về cơ bản, chúng ta có thể chia thành hai phần chính: thân xi lanh và piston.
Thân xi lanh

Thân xi lanh là bộ phận bên ngoài, có hình trụ và được làm bằng kim loại chắc chắn. Thân xi lanh có nhiệm vụ chứa dầu phanh và là nơi piston di chuyển bên trong. Ngoài ra, trên thân xi lanh có các lỗ để kết nối với đường ống dầu phanh đến các xi lanh phụ ở bánh xe.
Piston

Tổng phanh thường có hai piston, hoạt động song song với nhau. Khi người vận hành tác động lên bàn đạp phanh, hai piston này sẽ di chuyển và tạo ra áp suất thủy lực trong dầu phanh. Áp suất này được truyền đến các xi lanh phụ ở bánh xe để thực hiện quá trình phanh.
Nguyên lý hoạt động của tổng phanh xe nâng
Hệ thống phanh xe nâng hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản: lực cơ học từ bàn đạp phanh được chuyển đổi thành áp suất thủy lực, tạo ra lực hãm bánh xe. Tổng phanh đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác của hệ thống phanh.
Khi đạp bàn đạp phanh
- Người vận hành tác động lên bàn đạp phanh, tạo ra lực cơ học.
- Lực này đẩy piston số 1 trong tổng phanh xe nâng di chuyển.
- Piston số 1 bịt kín cửa bù, ngăn dầu từ bình chứa chảy vào.
- Piston số 1 tiếp tục di chuyển, làm tăng áp suất dầu trong xi lanh.
- Áp suất này tác động lên các bánh xe sau, đồng thời piston số 2 cũng di chuyển, tác động lên bánh xe trước.
- Xi lanh bánh xe (xi lanh phụ) nhận áp suất dầu, ép guốc phanh/má phanh vào tang trống/đĩa phanh, làm giảm tốc độ bánh xe.
Khi nhả bàn đạp phanh
- Người vận hành nhả bàn đạp phanh, lực cơ học giảm.
- Áp suất dầu từ xi lanh bánh xe cùng với lực lò xo hồi vị đẩy các piston trở lại vị trí ban đầu.
- Dầu từ xi lanh bánh xe không hồi về tổng phanh ngay lập tức.
- Dầu từ bình chứa sẽ điền vào tổng phanh xe nâng thông qua các lỗ.
- Khi piston trở về trạng thái ban đầu, áp lực dầu trong xi lanh giảm xuống.
- Dầu được đẩy trở lại bình chứa thông qua các cửa bù.
Khi không đạp phanh
- Cuppen của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù, cho phép xi lanh và bình dầu thông nhau.
- Bulong hãm ngăn không cho piston số 2 chuyển động sang phải.
- Tổng phanh không tác động thủy lực lên các bộ phận khác, bánh xe quay tự do.
>>> Guốc phanh xe nâng là gì? Khi nào cần thay thế guốc phanh?
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở tổng phanh xe nâng
Tổng phanh xe nâng là bộ phận quan trọng trong hệ thống vận hành của xe nâng. Tuy nhiên, nó bắt đầu trở nên cũ hoặc có dấu hiệu hỏng hóc thì khách hàng cần thay mới và bảo trì để đảm bảo hiệu suất tốt nhất của xe. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường của tổng phanh xe nâng, bạn cần kiểm tra hệ thống phanh ngay lập tức.
Đèn cảnh báo
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất là hệ thống đèn cảnh báo phanh bật sáng trên bảng táp – lô. Đèn này thông báo cho người lái các vấn đề đang xảy ra trong tổng phanh xe nâng. Tuy nhiên, đèn báo này không chỉ định cụ thể vấn đề mà bao gồm tất cả các vấn đề xảy ra trong hệ thống này.
Khi đèn báo ABS thường liên quan đến việc điều chỉnh phanh để tránh tình trạng bó cứng bánh xe trong quá trình phanh. Khi phanh hoạt động sai cách, nó gây ra tình trạng báo đèn ABS sáng.
Chảy dầu phanh
Hiện tượng chảy dầu phanh ảnh hưởng đến khả năng giảm tốc và an toàn khi lái xe. Hệ thống phanh của xe nâng hoạt động bằng cách sử dụng áp suất dầu để chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng nhiệt. Trong đó, xi lanh chịu trách nhiệm cung cấp áp suất dầu đến các bộ phận phanh.
Trường hợp phát hiện dấu hiệu chảy dầu hoặc bình chứa dầu báo mức thấp, điều này có thể cho thấy các vấn đề xảy ra trong hệ thống má phanh. Khi áp suất dầu không đủ để hoạt động hiệu quả, dẫn đến việc xe không thể dừng lại đúng cách hoặc mất giảm tốc, gây nguy hiểm cho người lái và hàng hóa xung quanh.
Chân phanh mềm
Áp suất dầu phanh không đủ khiến chân phanh có thể mềm hơn và gặp các vấn đề. Người vận hành cần kiểm tra gioăng cao su giữa trợ lực phanh và tổng phanh nối liền với bộ phận này. Nếu cảm thấy không an toàn, cần thay thế và bảo dưỡng để đảm bảo hiệu suất của bộ phận xi lanh chính.
Cặn dầu tại dầu thắng
Tình trạng dầu thắng chứa cặn có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất tổng phanh xe nâng. Khi các chi tiết cao su trong hệ thống phanh bị rơ mòn, dầu phanh có thể bị bẩn do sự kết hợp của các yếu tố như vụn cao su, bụi bẩn… Những chi tiết trong hệ thống phanh không chỉ giữ cho dầu không bị rò rỉ ra ngoài môi trường mà còn ngăn chặn bụi bẩn và tạp chất từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào hệ thống.
Lực phanh không đều
Khi một trong hai mạch dầu bị hỏng, bạn có thể cảm nhận là lực phanh không đều hoặc chệch lái, có thể là do hệ thống tổng phanh xe nâng đang gặp vấn đề và cần được sửa chữa.
Kết luận
Tóm lại, tổng phanh xe nâng là một bộ phận then chốt trong hệ thống phanh, đảm bảo an toàn cho người vận hành, hàng hóa và những người xung quanh. Việc hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các lỗi thường gặp vô cùng quan trọng để duy trì hiệu suất hoạt động tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của bộ phận này. Hy vọng với những thông tin Thiết Bị Nâng Hạ cung cấp, bạn đã có cái nhìn về tổng quan và sâu sắc hơn về phụ kiện xe nâng. Hãy luôn chú trọng đến việc bảo dưỡng tổng phanh thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của xe nâng.